Bình luận

Hướng dẫn cài đặt Windows từ USB

Để USB có chức năng cài đặt Windowns thì các bạn phải thực hiện thêm bước ở bài khác, còn nội dung này là giúp bạn thực hiện cài đặt windows trên USB boot.
Lợi ích của việc cài đặt Windows bằng USB Boot:
- Dễ dàng thực hiện, có thể di chuyển cài đặt cho nhiều thiết bị.
- Đây được xem là một trong những cách cài Win đơn giản nhất hiện nay, thậm chí người có kiến thức hạn chế về laptop cũng có thể làm được.

Đối với Windows 10 thì cấu hình tối thiểu cần phải có như bên dưới, nếu Win 11 thì cấu hình cần cao hơn:
- Bộ vi xử lý: Tốc độ tối thiểu 1 GHz , có hỗ trợ PAE, NX và SSE2.
- Dung lượng RAM: Tối thiểu 1 GB (đối với phiên bản 32 bit) hoặc 2 GB (đối với phiên bản 64 bit).
- Bộ nhớ tối thiểu: 16 GB (với bản 32 bit) hoặc 20 GB (với bản 64 bit).
Bước 1: Trước tiên bạn phải có bộ cài đặt Windows, có thể download tại đây: Tải file ISO:
- Bản Windows 10 lite Pro - 64 Bit (1.13 GB)
- Bản Windows 10 super lite Pro - 64 Bit (3.35 GB)
- Bản Windows 10 từ trang chủ Microsoft
- Bản Windows 11 từ trang chủ Microsoft
Bước 2: Tắt máy, kết nối USB Boot vừa chuẩn bị ở trên vào máy tính, laptop cần cài Win. Nhấn nút nguồn để khởi động máy, khi màn hình máy tính vừa bật bạn hãy nhấn liên tục phím tắt để truy cập vào menu BOOT. Mỗi dòng laptop khác nhau sẽ có phím tắt truy cập BOOT khác nhau ví dụ như: Laptop Dell: F2, Laptop Acer: F12, Laptop HP: F10, Laptop Asus: ESC, Laptop Lenovo: F1...
Ở đây máy mình dùng là Dell nên sẽ nhấn liên tục phím tắt F12 khi màn hình máy tính vừa được bật lên, sau khi nhấn giao diện BOOT sẽ hiển thị ra. Hãy chọn vào ổ đĩa USB của bạn để cài WIN.
Bước 3: Chọn vào ngôn ngữ tại mục Language to install (khuyến nghị giữ nguyên English United States) > Chọn định dạng thời gian tại mục Time and curency format (khuyến nghị giữ nguyên English United States) > Chọn định dạng bạn phím tại mục Keyboard or input method (khuyến nghị giữ nguyên US) > Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 4: Nhập vào đoạn key cài đặt Windows của bạn (key này bạn có thể mua tại các cửa hàng bán Windows 10 bản quyền, Nhấn Next) hoặc nếu chưa có Key thì bấm "I don't have a product key" để tiếp tục.
Bước 5: Đồng ý các điều khoản và nhấn Next để chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 6: Nhấn chọn Custom (nếu bạn muốn cài đặt Windows mới), hoặc chọn Upgrade để nâng cấp từ phiên bản Windows cũ hơn (Windows 7, 8, 8.1, 10) lên phiên bản Windows mới nhất mà vẫn giữ nguyên các tập tin, phần mềm đã tải về trước đó.
Theo mình thì tốt nhất nên cài đặt mới Windows sẽ xóa tất cả file rác và ứng dụng rác và làm máy tính chạy nhanh hơn, vì vậy mình sẽ chọn vào Custom.
Bước 7: Chọn vào ổ đĩa bạn cài Windows, bước này rất quan trong, nếu chọn nhầm ổ này sẽ bị format (xóa toàn bộ dữ liệu) sau khi cài đặt Windows, nguy cơ không phục hồi dữ liệu lại được. Ngoài ra, một thông tin quan trọng nữa cần chú ý là phải chọng đúng ổ đĩa cần cài, nếu chọn nhầm ổ khác sẽ khiến máy tính của bạn mất dữ liệu.
Trường hợp này máy tôi có 1 ổ dĩa, tôi nhấn New để tạo phân vùng mới.
Bước 8: Nhập vào dung lượng cần tạo (1024 MB = 1 GB), nếu bạn muốn tạo ổ đĩa chứa hệ điều hành có dung lượng 60 GB thì có thể nhập vào 1020*60=61.4040 > Sau đó nhấn Apply để lưu lại.
Đối với một số trường hợp bạn sẽ không nhấn được chữ New, lúc này bạn có thể nhấn Format để bắt đầu tiến hành xóa phân vùng trước khi cài đặt Windows. Hệ thống sẽ hỏi bạn có muốn xóa toàn bộ dữ liệu trong phân vùng trước khi Format hay không? Nhấn chọn OK nhé!
Lúc này hệ thống sẽ phát sinh ra nhất nhiều phân vùng, đây là những phân vùng có kích thước nhỏ nhưng rất quan trọng, vì thế bạn không được xóa chúng nhé! Thay vào đó hãy chọn vào phân vùng muốn cài đặt Windows và chọn Next!
Bước 9: Quá trình cài đặt Windows sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.
Bước 10: Sau khi hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa và yêu cầu người dùng thiết lập một số cấu hình như sau:
Chọn ngôn ngữ, khuyên chọn United States > Nhấn Yes để tiếp tục.
Chọn bàn phím, khuyên chọn US > Nhấn Yes để tiếp tục.
Nhấn Skip để bỏ qua, nếu muốn thiết lập bàn phím thứ 2 bạn hãy nhấn vào Add layout, ở đây mình sẽ nhấn Skip.
Chọn thiết lập mục đích sử dụng, ở đây mình chọn vào Set up for personal use (sử dụng cá nhân).
Nhập vào tên tài khoản Microsoft của bạn, nếu chưa có hãy nhấn vào Create account để tạo tài khoản mới. Ở đây mình sẽ chọn vào một mục khác là Offline Account để tạo tài khoản nội bộ (không phải tài khoản Microsoft) > Sau đó nhấn Next.
Nhấn chọn vào Limited experience để bỏ qua tính năng tải, đồng bộ các ứng dụng mặc định của Microsoft.
Nhập vào tên cho máy tính.
Nhập vào mật khẩu đăng nhập máy tính, nếu không cần mật khẩu thì bấm Next bỏ qua.
Trả lời các câu hỏi bí mật, câu hỏi này dùng để khôi phục lại mật khẩu đăng nhập máy tính nêu như bạn lỡ quên, vì thế hãy ghi nhỡ kỹ hoặc lưu lại những câu hỏi và câu trả lời này bạn nhé!
Nhấn Yes để chuyển qua bước kế tiếp.
Nhấn Acpect.
Bước 11: Sau khi hoàn tất, giao diện Desktop quen thuộc của Windows sẽ hiển thị lên. Chúc mừng bạn đã hoàn thành quá trình cài đặt và hãy tự thưởng cho mình một nụ cười nhé!
Bước 12: Bước tiếp theo của cài Win là cài ứng dụng (như thời tiết, xem tin tức...), cài phần mềm (như Office, trình duyệt web Chrome, firefox, gõ tiếng việt Unikey, trình đọc file PDF, trình giải nén Winrar...). Tôi có sưu tập 1 số địa chỉ để tải các phần mềm cần thiết để các bạn tham khảo:
  • Tải Unikey: Unikey
  • Đọc file .PDF: Read PDF
  • Trình duyệt web Chrome: Chrome
  • Trình duyệt web Firefox: Firefox
  • Chương trình giải nén: Winrar
  • Phần mềm văn phòng: Office

Đăng nhận xét

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.

Thông báo