Bình luận

Hướng dẫn tạo máy ảo Hyper-V đơn giản nhất

Hyper-V là công cụ được tích hợp sẵn trong Windows giúp các bạn sử dụng cho các vấn đề liên quan đến máy ảo. Cụ thể là Hyper-V có khả năng cài đặt các dạng máy ảo như VMware. Ban đầu chỉ có trong Windows Server 2008 nhưng về sau đã được tích hợp từ phiên bản Windows 8/8.1 bản Professional và Enterprise Edition đến các phiên bản đời sau. Vào windown gõ từ khóa “Hyper-V” kiểm tra xem máy đã kích hoạt chưa, nếu chưa có thì vào hoặc vào bằng Control Panel > Programs, tìm mục “Turn Windows features on or off”, đánh dấu tích vào Hyper-V trong danh sách, bấm OK để cài đặt và kích hoạt Hyper-V trên máy tính.
Sau khi bạn đã kích hoạt xong Hyper-V Manager, tiến hành khởi động Hyper-V để tạo máy ảo:
Bước 1: Click vào phần Virtual Switch Manager để thiết lập mạng Internet cho máy ảo:
Bước 2: Tại đây bạn tạo một Switch (kết nối mạng), chọn External và nhấn vào Create Virtual Switch để tạo.
Bước 3: Tại đây bạn được phép đặt tên, lựa chọn kết nối mạng WiFi hay mạng dây trước khi tạo một Switch.
Bước 4: Nếu có thông báo hiện lên, cứ nhấn vào Yes để chương trình khởi động, có thể sẽ gây ra mất mạng trong vài giây khi chạy tiến trình này.
Bước 5: Sau khi tạo Switch xong, bạn click vào máy tính của mình (có sẵn) chọn New >Virtual Machine để cài Windows 10 bằng Hyper-V.
Bước 6: Tại đây cho phép bạn lựa chọn 1 trong 2 thiết lập là tự mình thiết lập hoặc để chế độ mặc định. Nếu lựa chọn tự động thiết lập bạn chỉ cần nhấn Finish còn không hãy nhấn vào Next.
- Ở phần tiếp theo cho chúng ta đặt tên máy ảo và lựa chọn nơi lưu trữ máy ảo, thông thường chúng tôi lựa chọn ổ D ở một mục nhất định để đảm bảo dữ liệu còn trống nhiều.
- Tiếp theo trong phần Specify Gerenation, lựa chọn 2 kiểu định dạng khi cài đặt Windows, Nếu bạn lựa chọn Gerenation 1 sẽ hỗ trợ tốt cả win 32 bit lẫn 64 bit. Nhưng nếu chọn Gerenation 2 thì chỉ hỗ trợ win 64 bit chuẩn UEFI, bù lại tốc độ khởi chạy windows là rất nhanh.
- Tại mục thiết lập RAM sử dụng, tùy vào mục đích mà bạn lựa chọn nhé. Với tôi thì 2 GB (2048 MB) là đủ để sử dụng nhu cầu máy ảo, tất nhiên bạn có thể tăng hay giảm tùy thích.
- Sau đó lựa chọn kết nối mạng Switch, tên đã tạo ở bước 3 và nhấn next.
- Ở phần Connect Virtual Hard Disk chỉ giúp bạn thay đổi dung lượng sử dụng cho máy ảo mà thôi, nên bạn cứ để mặc định sử dụng là tốt nhất.
- Cuối cùng là phần quan trọng nhất trước khi bạn bấm vào Finish đó chính là chọn file cài đặt, ở đây chúng ta kết nối với các file Windows có dạng ISO giống như cài win thông thường.
- Và sau khi lựa chọn xong xuôi hãy nhấn vào Finish để tiến hành thiết lập Windows trên Hyper-V.
Bước 7: Ngay lập tức bạn sẽ thấy trên danh sách máy chủ ảo có tên Windows ảo mà bạn vừa tạo xong, nhấn chuột phải vào đó và chọn Connect.
Bước 8: Một cửa sổ hiện ra yêu cầu bạn nhấn Start để cài đặt, quá trình cài đặt diễn ra giống như lúc chúng ta cài Windows thôi.
Và đợi khoảng 15 đến 30 phút (tủy theo cấu hình mấy tính) bạn đã hoàn tất việc cài Windows bằng Hyper-V và thưởng thức thành quả của mình.

Đăng nhận xét

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.

Thông báo